10 lý do sử dụng plugin cache Website cho wordpress – Trung tâm đào tạo Toidayhoc

10 lý do sử dụng plugin cache Website cho wordpress

plugin cache trong wordpress

Khi trang web WordPress của bạn phát triển, với việc xuất bản nội dung mới và cài đặt các plugin bổ sung, thật không may, nó sẽ bắt đầu chậm lại. Ngay cả một bản cài đặt mới của WordPress cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu suất kém trong khi lưu lượng truy cập cao hoặc nếu bạn đang sử dụng máy chủ web chất lượng thấp. Nếu vậy, đã đến lúc bạn nghĩ về việc cài đặt một bộ đệm ẩn WordPress. Dưới đây, các plugin lưu trữ bộ nhớ cache WordPress tốt nhất để giúp bạn cải thiện tốc độ trang web của mình.

Những cỗ máy tìm kiếm (như Google, Yahoo,…) thường dùng bộ nhớ đệm để lưu giữ những trang web đã được tìm kiếm

cải thiên tốc độ trang web

Cache là gì?

Bộ nhớ cache là tập hợp dữ liệu được lưu trữ tạm thời để truy cập nhanh theo yêu cầu. Thông tin thường được lưu trữ trên đĩa cứng. Khi được yêu cầu, nó cần chạy một số quy trình trước khi thông tin được hiển thị

Tại sao nên sử dụng Plugin WordPress Cache

Giảm tải băng thông

Bộ nhớ cache  cải thiện tốc độ trang web  -  cache

Sử dụng web caching giúp tránh sự lặp lại không cần thiết của các hoạt động mạng (request – response), từ đó giúp giảm một lượng lớn băng thông bị client chiếm dụng.

Giảm gánh nặng cho server

Bộ nhớ đệm cache “gánh” bớt một phần dữ liệu cho server và giúp máy chủ xử lý một số yêu cầu của client gửi đến.

Đáp ứng nhu cầu truy cập lớn

Các gói thuê hosting hỗ trợ cache thường sẽ đáp ứng được lưu lượng truy cập lớn (có thể chịu được gấp 3-4 lần các gói hosting thông thường không có cache).

Thời gian tải ảnh hưởng đến trang web

Bộ nhớ cache  cải thiện tốc độ trang web

Khi nói đến tốc độ trang và thời gian tải, sự cải thiện chỉ trong một giây có thể có ý nghĩa rất lớn cho dòng dưới cùng của bạn.

Ví dụ, trở lại vào năm 2012, Amazon ước tính rằng nếu trang web của họ tải chậm hơn một giây. Nó sẽ khiến họ mất 1,6 tỷ đô la doanh thu

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Ngay cả khi bạn không bán bất cứ thứ gì từ trang web của mình, bạn có thể có một số mục tiêu trong tâm trí. Cho dù mục tiêu đó là nhiều người đăng ký email hơn, chia sẻ xã hội nhiều hơn hay chỉ là lượt xem và thảo luận nhiều trang hơn, thời gian tải chậm sẽ làm tổn thương tỷ lệ chuyển đổi mục tiêu của bạn.

Xếp hạng công cụ tìm kiếm

Google sử dụng tốc độ trang làm yếu tố khi xác định vị trí xếp hạng nội dung của bạn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Vì vậy, nếu bạn muốn khả năng hiển thị của công cụ tìm kiếm lớn hơn và lưu lượng truy cập nhiều hơn từ các trang web như Google, bạn cần tăng tốc trang web của mình.

Các hình thức caching trong WordPress

HTML Caching

Hình thức lưu bộ nhớ đem đơn giản và áp dụng cho mọi website. Nó lưu nội dung của một trang truy cập bởi người mới nhất thành một tập tin HTML tĩnh. Máy chủ sẽ được cấu hình để tự động sử dụng lại tập tin HTML tĩnh này mà không cần phải thông qua các bước xử lý đến máy chủ như khi truy cập vào website bình thường.

html cache

Ưu điểm

  • Dễ thiết lập, các plugin cache như wp super cache và w3 total cache
  • Tương thích hầu hết trên mọi webserver
  • Tốc độ cải thiện đáng kể
  • Không cài đặt thêm software nào cho webserver

Nhược điểm

  • Tốn bộ nhớ nếu web có nhiều trang.
  • Các tính năng tải dạng động như đếm lượt xem không hoạt động
  • Bị xung đột với session/cookie
  • Khó có khả năng sử dụng cho các website lớn.

Các plugin cho kỹ thuật này

  • WP Super Cache (dành cho Shared Host)
  • W3 Total Cache (dành cho máy chủ riêng/VPS)
  • WP Fastest Cache (Dễ sử dụng, dành cho Shared Host)
  • GatorCache

Opcode Caching

Thành phần mở rộng của php làm gia tăng hiệu suất xử lí của website. Bằng cách lưu lại kết quả trả về cho lần xử lí đầu tiên và những lần tiếp theo. Tránh được một đoạn code xử lí nhiều lần mà tả về cùng kết quả. Opcode Caching hoạt động tốt hay không phụ thuộc vào Opcache System

  • Zend Opcache – Sử dụng tốt hầu hết trên mọi website, không cần cấu hình nhiều, dễ cài đặt.
  • APC – Một extension được xử dụng khá phổ biến trên các phiên bản PHP 5.4 và PHP 5.5, ưu điểm là khả năng tùy biến cao, bù lại nó hơi khó cấu hình.
  • XCache – Cũng là một sự thay thế khá tốt cho APC nhưng XCache dễ cấu hình hơn, sử dụng ít RAM hơn APC.

Ưu điểm

  • Tiết kiệm CPU và tốc độ xử lý truy vấn PHP.
  • Cải thiện tốc độ trang web

Nhược điểm

  • Chỉ sử dụng được ở server riêng và hoạt động với php 5.4 trở lên.
  • Tốn RAM vì nó dùng lưu cache

Các plugin cho kỹ thuật này

Do đây là một kỹ thuật cache nên nó sẽ làm việc với kỹ thuật Object Caching trong WordPress với các plugin dưới đây. Đừng nên cài vào nếu bạn không chắc chắn server của mình đã được cài một trong các system ở trên.

  • EM Object Cache
  • W3 Total Cache 
  • APC Object Cache Backend
  • XCache Object Cache Backend
  • Opcache Dashboard
  • WP FFPC

Object Caching

Là phương thức riêng trong wordpress vì mã nguồn này hỗ trợ phương thức lưu cache cho các đối tượng như query, session hoặc bất cứ cái gì đó được xử lý bằng code PHP trong WordPress, thông qua một hàm tên là wp_cache.

Phương thức này không thể sử dụng độc lập mà nó cần sự hỗ trợ của các system cache khác như:

  • XCache
  • APC
  • Memcached
  • Redis

Tuy rằng nó cần một system hỗ trợ mà hầu hết là các system đó sẽ hỗ trợ lưu cache vào RAM nhưng Object Cache vẫn có thể hoạt động được bằng cách ghi cache vào ổ cứng, bằng cách dùng plugin W3 Total Cache và chọn method là Disk.

Ưu điểm

  • Làm giảm thời gian xử lý các đối tượng dữ liệu trên website, cả frontend lẫn backend.
  • Tiết kiệm CPU cho máy chủ.

Nhược điểm

  • Lần đầu tiên truy xuất dữ liệu sẽ khá chậm, đặc biệt là nếu bạn dùng Memcached và website có nhiều plugins.

Browser Cache

Hình thức này nghĩa là website sẽ ép trình duyệt lưu một bản cache trong bộ nhớ của trình duyệt trên máy tính người dùng để các lần truy cập tiếp theo của họ có tốc độ tốt hơn, vì lúc này các file được lưu ở cache không phải mất công tải lại một lần nữa. Thường thì kỹ thuật này trình duyệt sẽ lưu cache cho các file tĩnh trong website như hình ảnh, CSS, Javascript,…và nếu website bạn đang bật gzip thì nó sẽ lưu luôn nội dung của toàn website để cải thiện tốc độ trang web

Ưu điểm

  • Cải thiện tốc độ đáng kể vì họ vừa không gửi tủy vấn xử lý, vừa không mất công gửi kết nối để tải dữ liệu đã được lưu cache về.
  • Có thể áp dụng với hầu hết tất cả website.

Nhược điểm

  • Nếu website bạn đã xóa cache mà trình duyệt của họ vẫn còn lưu thì khi họ vào, nó vẫn hiển thị dữ liệu cũ.
  • Người dùng phải F5 liên tiếp 2 lần để thực hiện xóa cache.

Các plugin hỗ trợ kỹ thuật này

  • WP Super Cache
  • W3 Total Cache
  • WP Rocket (Trả phí)
  • Quick Cache

Database Caching

Ở công đoạn xử lý trong database, nó sẽ tiến hành đánh dấu lại dữ liệu có trong database. Sau đó mới lấy nội dung mà khách truy cập cần để trả về. Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu database của bạn có dung lượng lên đến đơn vị GB. Và có nhiều truy vấn gửi đến cùng lúc? Đó là lý do Database Caching lại ra đời. Trong database caching còn có rất nhiều kiểu bộ nhớ cache khác nhau như lưu cache cho toàn table. Hoặc lưu cache cho từng loại dữ liệu riêng biệt. Nếu bạn có ý định áp dụng database caching vào WordPress thì nên sử dụng một plugin chuyên biệt để làm việc này. W3 Total Cache là lựa chọn rất tốt. Ngoài ra bạn nên sử dụng nó cùng với một system cache có hỗ trợ database như Memcached chẳng hạn.

Trường hợp bạn muốn tự viết code trong WordPress để tùy chỉnh dữ liệu muốn được lưu database cache thì có thể áp dụng Transient API.

Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian xử lý nhận dữ liệu từ database.

Nhược điểm

  • Tốn RAM.
  • Chỉ thích hợp khi dùng server riêng với sự hỗ trợ của Memcached.
  • Sẽ làm backend hơi chậm vì có quá nhiều dữ liệu cần lưu cache.
  • Mình không biết tại sao vì chưa debug nhiều nhưng vài trường hợp, website sẽ trở nên chậm chạp hơn lúc chưa dùng database caching. Bạn nên test kỹ trước khi dùng chính thức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Translate »